Không còn phải bàn cãi về tính năng bảo vệ của những chiếc áo phản quang nơi làm việc nữa. Bởi từ những năm 1962, áo bảo hộ phản quang đã được sử dụng tại Anh cho công nhân đường sắt và từ đó đến nay mở rộng ra nhiều ngành công nghiệp khác.
Chiếc áo nhỏ nhưng có võ này thật sự là quan trọng và cần thiết cho người lao động nói chung và người lao động làm việc tại môi trường thiếu ánh sáng nói riêng.
Áo Bảo Hộ Phản Quang Và Tác Dụng Của Áo Bảo Hộ Phản Quang là gì?
Áo bảo hộ phản quang thường có đặc điểm là sử dụng vải huỳnh quang hoặc có các chi tiết với dải phản quang. Loại quần áo bảo hộ phản quang hiện được nhiều nghề sử dụng, bao gồm các ngành dịch vụ khẩn cấp, công nhân đường sắt, công nhân công trường, công nhân môi trường, cảnh sát và cả người đi xe đạp thể thao để đảm bảo an toàn.
Có thể tìm hiểu chi tiết hơn về áo bảo hộ phản quang và các ngành nghề cần sử dụng tại đây.
3 Cấp Độ Bảo Vệ Của Áo Bảo Hộ Phản Quang
KCT đã cung cấp các giải pháp mặc an toàn trong nhiều năm và hiểu rõ tầm quan trọng của chất lượng quần áo bảo hộ lao động đối với việc đảm bảo sức khỏe của nhân viên. Dưới đây là tóm tắt về ba cấp độ bảo vệ của áo bảo hộ phản quang.
1. Mức 1: Mức bảo vệ thấp nhất
Loại áo bảo hộ phản quang này sẽ được dùng chủ yếu khi bạn cần tăng mức độ nhận diện trong điều kiện thiếu sáng. Ví dụ như các ngành nghề: kỹ thuật, làm việc trong nhà, kỹ sư…
Những chiếc áo phản quang này có thể là dạng lưới khoác ngoài hay gắn thêm các chi tiết phản quang rộng không quá 50mm, khoảng cách phản xạ tối thiểu là 0,10m và nền tối thiểu là 0,14m2.
Bạn có thể tham khảo chiếc áo gile bảo hộ phản quang của KCT tại đây.
2. Mức 2: Cấp độ bảo vệ trung cấp
Nếu dự án mà bạn đang thực hiện yêu cầu bạn phải làm việc gần trên đường, ngoài công trường hoặc bất kỳ môi trường ngoài nào khác phải tiếp xúc mưa, gió, nắng bụi… đều có thể được coi là rủi ro cao, bạn sẽ cần phải chọn áo bảo hộ phản quang từ cấp độ 2. Ví dụ như ngoài tính năng phản quang thì chiếc áo có khả năng chống thấm nước nữa sẽ là hoàn hảo. Những chiếc áo này giữ cho bạn ấm áp, khô ráo và an toàn và cũng dễ dàng nhận diện.
Việc phân loại áo bảo hộ phản quang cấp độ 2 là chúng phải có dải vật liệu phản xạ rộng ít nhất 50mm, với nền tối thiểu 0,5m vuông.
Một số ngành nghề có thể áp dụng loại áo ở phân cấp này là công nhân môi trường, công nhân công trường và các ngành lao động phải làm việc ở môi trường bên ngoài khác.

3. Mức 3: Mức bảo vệ cao nhất
Đối với những công việc như phải làm việc ở đường cao tốc, nơi dễ xảy ra các vật cản, vật rơi,…khó kiểm soát ngoài công trường hay các ngành công nghiệp hạng nặng thì bạn nên chọn loại áo bảo hộ phản quang dài tay. Chúng có những đặc điểm sau để hạn chế nguy hiểm trong quá trình làm việc: chi tiết phản xạ phải có chiều rộng không dưới 50mm, với vật liệu nền tối thiểu là 0,8m2 để đảm bảo phản quang ở trạng thái tốt nhất.

Ngoài ra, trang phục phải có tay áo dài có dải phản quang quanh tay áo. Những loại áo phản quang này thường sẽ có màu sắc nổi bật, độ tương phản cao như xanh, vàng, cam,…
Thông thường, các áo phản quang bảo hộ chống thấm được thiết kế dành cho các lính cứu hộ, cứu hỏa, hay các kỹ sư công trình, công nhân làm việc cầu đường, cống…
Nếu bạn cần áo gile phản quang hay in may các chi tiết phản quang lên quần áo bảo hộ vui lòng liên hệ với KCT. Chúng tôi với nhiều năm trong lĩnh vực bảo hộ sẽ đưa ra lời khuyên và tư vấn tốt nhất có thể cho bạn.