Bạn là công nhân ngành xây dựng?
Bạn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm từ công trường như các vật cứng, vật nhọn, bụi,…
Bạn đang tìm kiếm cho mình trang thiết bị đồ bảo hộ lao động cần thiết để mang đảm bảo an toàn trong lao động những chưa biết nên lựa chọn loại đồ nào phù hợp với công việc của mình
Đừng lo!
Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các loại thiết bị bảo hộ cần thiết nhất dành cho công nhân ngành xây dựng, qua đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan và tự sắm cho mình những dụng cụ an toàn, bảo vệ khi làm việc
1.Tại sao công nhân công trường cần trang bị đồ bảo hộ lao động?
Công nhân, kỹ sư công trường cần thường xuyên làm việc trong các môi trường nhiều nguy hiểm, dễ xảy ra tại nạn lao động nhất. Công nhân, kỹ sư công trường xây dựng thường xuyên làm việc tại các môi trường nhiều nguy hiểm, sự cố xảy ra như sập sàn giáo, xây xước chân tay… Do đó, việc trang bị đồ bảo hộ công trường như mũ, găng tay, giày và quần áo bảo hộ là vô cùng quan trọng. Không chỉ bảo vệ sức khỏe cho công nhân, đồ bảo hộ lao động còn duy trì nguồn lực của doanh nghiệp.Chính vì vậy mà việc trang bị đồ bảo hộ như mũ, găng tay, giày và quần áo bảo hộ là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe công nhân cũng như là bảo vệ nguồn lực và sức khỏe của doanh nghiệp.
2.1. Mũ bảo hộ/nón bảo hộ
Đâu ai có thể biết trước được những nguy hiểm luôn rình rập nơi công trường ngổn ngang toàn gạch, đá. Không cẩn thận rất có thể công nhân sẽ bị những vật nhỏ như gạch, đá, sỏi, vật sắc nhọn rơi từ trên cao xuống gây ra những trấn thương nguy hiểm. Vùng đầu là vùng quan trọng nhất và rất cần được bảo vệ. Vì vậy mũ bảo hộ là một trong những vật dụng quan trọng không thể thiếu của công nhân, kỹ sư công trường để đám bảo an toàn tính mạng, nhất là tại các công trình lớn.
Tuy nhiên, khách hàng nên chọn cho công nhân, kỹ sư công trường của mình những mẫu đồ bảo hộ chất lượng, đã qua kiểm định và đạt tiêu chuẩn được phép sử dụng. Mũ bảo hộ cần được cài quai đúng quy cách để tránh bị rơi rớt trong quá trình làm việc. Đừng vì tiếc một khoản tiền nhỏ mà lựa chon những chiếc mũ bảo hộ nhựa kém chất lượng, chúng hoàn toàn không có tác dụng bảo vệ. Nhiều khi xảy ra tại nạn, chất lượng nhựa quá kém khiến mũ bị vỡ, làm cho mảnh vỡ dễ gây xước xát đầu.
2.2. Dây đai an toàn
Đối với nhũng công trình xây dựng trên cao, việc trang bị dây an toàn là đồ bảo hộ công trường không thể thiếu được. Giúp công nhân có thể tự tin khi làm việc trên cao, giảm thiếu tối đa các tai nạn rơi ngã, trượt trơn từ trên cao xuống. Hiện nay trên thị trường có 2 loại là: dây đai an toàn toàn thân và dây đai an toàn bán thân.
2.3. Găng tay bảo hộ lao động
Tay thường là bộ phận rất dễ gặp phải chấn thương trong lao động tại các công trường. Nhẹ thì xây xước da, chảy máu, nặng hơn thì đứt gãy tay, bỏng tay, đập tay… Đôi tay của người công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với những bề mặt gồ ghề, bên vác sắt thép sắc nhọn, rất dễ bị chai sạm hoặc gặp phải các thương tích không không muốn.
Công nhân, kỹ sư công trường hoan toàn có thể tránh được những tai nạn thương tích đó nhờ trang bị độ bảo hộ công trường phù hợp và nâng cao kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, cận thận hơn, đảm bảo đúng quy chuẩn an toàn lao động. Có khá nhiều công trong công trường cần đến găng tay như:
- Bê vác sắt, thép sắc nhọn
- Tiếp xúc với các bề mặt gồ ghề, lởm chởm và sắc nhọn như gạch đá hoa, gạch xây dựng, đá xây dựng…
- Cắt mài gạch đá trong xây dựng
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại, dễ bị ăn mòn da tay, gây bỏng như trải nhựa đường, nhựa cây…
- Sử dụng cá loại máy móc cầm tay như máy rung, máy khoan khí nén..
Có khá nhiều loại găng tay xây dựng phù hợp với các công việc khác nhau như găng tay chống cắt, găng tay cách điện, găng tay cao su, găng tay vải…
2.4. Giày bảo hộ lao động
Một trong những trang thiết bị bảo hộ không thể thiếu đối với công nhân ngành xây dựng đó chính là giày bảo hộ
Giày bảo hộ giúp bảo vệ đôi chân người công nhân tránh khỏi cá vật cứng, vật nhọn đâm xuyên, tránh trơn trượt, hóa chất, đảm bảo việc đi lại của họ được dễ dàng và an toàn hơn.
Giày bảo hộ lao động có rất nhiều loại giày khác nhau, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc,… và mỗi loại giày như vậy sẽ phù hợp với sở thích, môi trường làm việc, mục đích,… của mỗi công nhân xây dựng
Chính vì vậy mà việc lựa chọn đôi giày bảo hộ phù hợp là điều hết sức quan trọng mà mọi công nhân cần phải quan tâm tới.
Ngoài những chấn thương trên, bàn chân người lao động trong ngành xây dựng cũng cần được chú trọng. Những thương tích tại chân có thể đến từ việc giẫm vào đinh ốc, những vật nặng rơi vào chân dẫn đến bầm-dập ngón chân. Việc trang bị giày bảo hộ sẽ giúp công nhân hoàn toàn tránh khỏi những tai nạn trên.
Giày bảo hộ được thiết kế đặc biệt với đế và mũi giày bằng thép. Từ đó, giúp người lao động chống va đập hoặc những vật nhọn đâm trúng. Đồng thời, giày bảo hộ lao động còn hạn chế nước ăn chân, nhiễm trùng…
2.5. Quần áo bảo hộ lao động
Quần áo bảo hộ lao động khi mặc vào không chỉ giúp tăng hình ảnh của công ty được chuyên nghiệp, mà còn giúp anh em lao động tránh được sự nguy hiểm từ các tác nhân bên ngoài như tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, bụi, hóa chất,…
Ngoài ra, một số loại quần áo bảo hộ được gắn thêm phản quang giúp công nhân lao động dễ dàng hơn khi làm việc buổi tối, tránh bị va chạm hay đụng độ nhau trong quá trình làm việc