Những loại vải may quần áo bảo hộ lao động không thể giặt khô

Chúng ta biết rằng nguyên tắc của giặt khô là sử dụng dung môi hữu cơ hóa học perchloroethylene (dầu giặt khô) để loại bỏ vết bẩn trên quần áo, nếu là quần áo bảo hộ lao động hoặc đồng phục đắt tiền thì rất hay giặt khô.

Giặt khô cũng có những nhược điểm, thêm vào đó là cách giặt khác biệt có thể sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng quần áo.

Bài viết liên quan:

Dưới đây là các loại quần áo bảo hộ lao động không nên giặt khô:

  1. Quần áo hoặc đồng phục lao động bằng vải nhung: Phần vải nhung sẽ bị bung ra sau khi giặt khô.
  2. Quần áo, đồng phục bảo hộ lao động bằng vải nhân tạo: Sau khi giặt khô, chúng sẽ bị nứt ra và trở nên cứng, ảnh hưởng đến vẻ ngoài và cảm giác thoải mái khi mặc.
  3. Quần áo lao động hoặc đồng phục bằng lông vũ: Giặt khô sẽ làm cho chất xơ bên trong quần áo bị bung ra, làm mất độ đàn hồi của vải và giảm khả năng giữ ấm.
  4. Quần áo bảo hộ lao động hoặc đồng phục có nhiều phụ kiện: Nếu quần áo bảo hộ lao động có nhiều phụ kiện đi kèm thì nó sẽ bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao.
  5. Quần áo bảo hộ lao động có sự chênh lệch màu sắc lớn: Rất dễ bị phai màu trong quá trình giặt khô, điều này làm cho quần áo đồng phục công nhân bị biến màu và xấu đi.
  6. Quần áo bảo hộ lao động bằng sợi hóa học: Dung môi hữu cơ sẽ làm cứng quần áo khi ở nhiệt độ cao, do đó ảnh hưởng đến sự thoải mái khi mặc.

Trên đây là một vài lưu ý của KCT Việt Nam trong quá trình sử dụng và giặt là quần áo bảo hộ lao động. 

Trả lời