Ba khía cạnh để thiết kế quần áo bảo hộ lao động

Nếu kiểu dáng của bộ quần áo bảo hộ lao động được thiết kế phù hợp có thể mang lại cho công ty bạn thêm nhiều đơn hàng hơn. Cho nên bản thiết kế đồ bảo hộ lao động thực sự rất quan trọng, vậy bản thiết kế đồ bảo hộ lao động cần bao gồm những khía cạnh nào. Sau đây mời các bạn cùng KCT tìm hiểu về 3 khía cạnh cần có trong bản thiết kế đồ bảo hộ lao động.

Nội dung và cách thể hiện trong bản vẽ.

Bản vẽ quần áo thường áp dụng phương pháp tả thực để thể hiện chính xác hiệu quả khi thử đồ. Thông thường sẽ áp dụng tỉ lệ cơ thể người(gồm 8 phần) để tạo ra cảm giác thật khi thay bộ đồ vào. Các ý tưởng thiết kế mới nên được nhấn mạnh trong bản vẽ để thu hút sự chú ý của mọi người, và các chi tiết cần được vẽ cẩn thận. Tư thế trong bản hiệu ứng vẽ đồ bảo hộ lao động được áp dụng dựa trên góc độ và sắc thái có lợi nhất cho ý tưởng thiết kế và hiệu quả khi mặc. 

Cần chú ý nắm bắt trọng tâm cơ thể và duy trì sự cân bằng của tổng thể. Bản vẽ có thể được thể hiện bằng nhiều phương pháp hội họa khác nhau như bột màu, màu nước và phác họa. Cần phải sử dụng linh hoạt để biểu đạt một cách đặc biệt thông qua các công cụ vẽ hoặc các loại tranh khác nhau. Thể hiện sự biến hóa phong phú, đa dạng của chất liệu vải và hiệu ứng đạt được. Tóm lại, bản vẽ yêu cầu đường nét rõ ràng, năng động, duyên dáng, ngắn gọn, màu sắc rõ ràng và kỹ năng vẽ khéo léo, thành thục. Có thể phản ánh đầy đủ ý đồ thiết kế và tạo cho người xem sự hấp dẫn về mặt nghệ thuật.

Bản vẽ cấu trúc phẳng.

Ngoài việc mang đến cho người xem một bản vẽ hoàn hảo, thì bước cuối sẽ là thông qua cắt, may để trở thành một bộ đồ hoàn chỉnh. Tính đặc thù của bản vẽ là trong khi thể hiện được kiểu dáng và phong cách thì phải thể hiện rõ ràng các đường nét quan trọng, các đường cắt, may, các điểm cần thao tác thủ công. Bản vẽ cấu trúc phẳng mô tả dạng phẳng của bộ đồ, bao gồm tỷ lệ chi tiết của các bộ phận cụ thể, cấu trúc bên trong hoặc các trang trí đặc biệt. Thiết kế của một số loại trang sức cũng có thể thể hiện thông qua bản vẽ cấu trúc phẳng này. 

Bản vẽ cấu trúc phẳng phải chính xác và rõ ràng, tỷ lệ của từng bộ phận phải phù hợp với quy cách về kích thước của bộ đồ. Và thường được phác họa bằng một đường kẻ đơn màu, và các đường thẳng phải mượt mà, rõ nét để thể hiện được cấu trúc bộ đồ. Bản vẽ phẳng cũng nên thể hiện bao gồm các chất liệu vải được chọn.

Hướng dẫn chữ viết.

Sau khi bản vẽ phác thảo và bản vẽ cấu trúc mặt phẳng hoàn thành, cần đính kèm theo các hướng dẫn về chữ viết. Ví dụ như ý đồ thiết kế, chủ đề, các điểm cần thao thao tác thủ công, yêu cầu về lựa chọn nguyên phụ liệu, phụ kiện và các vấn đề cụ thể về trang trí cho bộ đồ,… Cần phải kết hợp giữa chữ viết và hình ảnh để thể hiện đầy đủ và chính xác hiệu quả thiết kế.

Trên đây là 3 khía cạnh cần có trong thiết kế đồ bảo hộ lao động, KCT hy vọng với nội dung được tổng hợp hôm nay có thể giúp bạn hoàn thiện bản vẽ thiết kế của mình, nếu muốn tìm hiểu thêm về thiết kế quần áo  bảo hộ lao động thì hãy theo dõi KCT Việt Nam thường xuyên nhé.

Trả lời